Uống quá nhiều nước so với nhu cầu có thể gây hại, thậm chí dẫn đến tử vong

16/04/2024

     Nước có vai trò cực kì quan trọng đối với sức khỏe và cơ thể con người. Khi bạn bị thiếu nước, cơ thể sẽ gây ra một loạt các biến chứng gây rối loạn các hoạt động của các cơ quan nội tạng. Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn nên uống nước quá nhiều. Vì nếu uống nước quá nhiều thậm chí sẽ còn nguy hiểm hơn như là gây tử vong.

Uống bao nhiêu lít nước 1 ngày là đủ?

     Từ lâu, việc uống 8 – 9 ly nước mỗi ngày, tương đương với khoảng 2 lít, là một chuẩn mực với mọi người ngày nay. Mọi người cho rằng, nói quen này sẽ giúp cho cơ thể luôn ở trạng thái khỏe mạnh, cộng thêm việc một số lợi ích hấp dẫn như khiến mọi người khỏe khoắn và năng động hơn, ngoài ra cũng giúp cho làn da của bạn tươi sáng và tránh tình trạng nứt nẻ.

     Tuy nhiên, không phải ai cũng cần tới 8 cốc nước mỗi ngày, nghiên cứu gần đây cho thấy, 8 cốc nước 1 ngày là điều không cần thiết và bạn không nên tự ép mình quá sức để có thể đạt được mục tiêu này. Đối với những người ích vận động, khi bạn lên kế hoạch uống 8 – 9 cốc nước mỗi ngày là điều không thực sự cần thiết. Những người này thường khá vất vả để có thể đạt được mục tiêu mơ hồ này.

Với nhiều người 2 lít nước 1 ngày là điều không cần thiết

Với nhiều người 2 lít nước 1 ngày là điều không cần thiết

     Lời khuyên của các chuyên gia là: hãy lắng nghe chính cơ thể của bạn, bạn chỉ cần uống khi khát và nên dừng lại khi cổ họng bạn có triệu chứng đầy và khó chịu. Các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng uống nước quá nhiều có thể dẫn đến tử vong.

     Một ví dụ cụ thể, Chị Pham Ngọc Hiền ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, có thói quen uống rất ít nước, ăn cơm cũng không ăn canh và lại ít ăn hoa quả. Vì vậy da chị thường hay bị tóc xơ, da khô và bong tróc. Nhờ bạn bè và gia đình động viên và mách bảo, chị đã uống nước nhiều hơn mỗi ngày, nhưng vấn đề ở đây là chị uống rất nhiều, từ 3 – 4 lít nước mỗi ngày. Hậu quả sau đó là chị Hân phải nhập viện do bị ngộ độc vì uống quá nhiều nước dẫn tới tình trạng liên tục bị choáng váng và người bị mệt mỏi.

     Để tiếp tục điều tra và nghiên cứu về vấn đề này Giáo sư Farrell và các cộng sự của ông đã tuyển khoảng 20 tình nguyện viên để làm một thí nghiệm thiết thực nho nhỏ. Thí nghiệm này nhằm mục đích đánh giá mức độ cố gắng và sự khó khăn của các ứng viên khi uống nước tại hai thời điểm khác nhau: một là sau khi tập thể dục và đang đối mặt với cơn khát, hai là ở thời điểm họ đã có đủ nước trong cơ thể nhưng vẫn cố gắng uống thêm nhiều lần nữa.”

     Và Farrell cùng các cộng sự nhận ra rằng, tại thời điểm cơ thể đã đủ nước, các tình nguyện viên đã phải cố gắng gấp 3 lần để có thể uống thêm được nước một lần nữa. Và họ sử dụng cả máy cộng hưởng MRI nhằm theo dõi chỉ số và hoạt động của não bộ của các ứng viên ở nhóm uống nước  quá mức. Họ kết luận rằng, khi bạn cố gắng uống nước khi đã no, khu vực phía trước trán bên phải của não hoạt động cực mạnh.

     Đó là phản ứng vô điều kiện của não thông qua sự ức chế vì cơ thể bạn đã nhận một tín hiệu não bạn đã đủ nước. Và khi bạn cố gắng uống thêm nước, vùng vỏ não trán sẽ tạo ra một tín hiệu mới như để ghi đè lên đó và tín hiệu đó sẽ làm bạn nhức đầu. Những tưởng sự ghi đè này là vô hại nhưng nó lại cực kì nguy hiểm, nhiều vận động viên marathon đã chết vì cố gắng uống thật nhiều nước vượt quá nhu cầu của cơ thể.

Thừa nước nguy hiểm hơn thiếu nước

     Nước chiếm khoảng 70% cơ thể con người và nó có vai trò rất quan trọng khi làm nhiệm vụ đào thải tất cả các chất độc hại ra khỏi cơ thể của con người qua mồ hôi và nước tiểu.

     Nhưng với việc uống quá nhiều nước dẫn đến dư thừa thì chắc chắn nó chỉ đem lại hậu quả xấu cho bạn, nó sẽ khiến thận của bạn làm việc quá sức, dễ dẫn đến việc rối loạn chức năng của thận. Khi thận bị rối loạn, thận sẽ lọc bỏ những chất có lợi ra khỏi cơ thể và làm cho bạn bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng.

Bạn không cần phải lên kế hoạch uống 2 lít nước mỗi ngày

Bạn không cần phải lên kế hoạch uống 2 lít nước mỗi ngày

Uống nước như thế nào là hợp lý nhất?

     Theo các nhà nghiên cứu, tốt nhất, buổi sáng bạn nên uống từ 1 – 2 ly nước đun sôi để nguội, uống nước vào buổi sáng sẽ có tác dụng làm sạch các đường tiêu hóa. Trước khi ăn uống vào buổi trưa hoặc buổi chiều. Không nên vừa ăn vừa uống vì thức ăn sẽ bị hòa loãng và đưa dịch vị dạ dày xuống ruột nhanh chóng, khiến việc tiêu hóa khó khăn hơn rất nhiều.

     Nên uống nước nhiều lần trong ngày không nên uống 1 lần. Và khi khát cũng không nên uống quá nhiều một lúc, hãy uống từ từ từng chút một, để nước có thời gian ngấm vào thành ruột và  vào mạch máu của cơ thể, sẽ giúp bạn giải tỏa cơn khát hơn rất nhiều.