Nước sinh hoạt nhiễm độc tố Asen - kẻ giết người vô hình

16/04/2024

 

     Asen là một hợp chất rắn còn có tên gọi khác là thạch tín, chất độc của nó độc gấp 4 lần thủy ngân. Nếu bạn vô tình uống trúng loại hợp chất này cho dù chỉ là một phần nhỏ nó cũng có thể giết chết bạn ngay lập tức.

     Trước kia cái tên Asen chỉ được mọi người biết đến qua cái tên là vị thuốc bắc ở trong các quầy thuốc đông y. Nhưng đáng buồn là trong những năm gần đây, hàng loạt người trên thế giới trong đó có Việt Nam bị mắc các chứng bệnh cực kì nguy hiểm dẫn đến ung thư, khi các chuyên gia xét nghiệm nguồn nước, họ mới kết luận rằng chính Asen là thủ phạm chính liên quan đến cái chết của nhiều người.

Những nguyên cứu nguồn nước chứa Asen

     Theo số liệu mà Tổ chức Y tế Thế giới công bố, cứ 10.000 người mắc bệnh ung thư thì có khoảng 6-7 người đang sử dụng nguồn nước có nồng độ Asen cao hơn 0,01mg/lit. Nhà nước Việt Nam ta đã có hẳn một chương trình mang tên “Chương trình nước sạch nông thôn” cùng với đó là chi phí dự tính lên tới hàng chục triệu đôla cùng với đó là sự tài trợ của UNICEF.

     Đến tháng 3 năm 2008, chính phủ Việt Nam đã cho lắp đặt hơn 150.000 giếng khoan ở các vùng nông thôn ( cùng với đó là số giếng tự khoan lên tới con số hơn 1 triệu giếng ) và hiện nay cũng đang lên kế hoạch có một đề án mang tầm quốc gia để giảm thiểu tác hại của Asen.

Hiện trạng nguồn nước giếng khoan tại các hộ gia đình

Hiện trạng nguồn nước giếng khoan tại các hộ gia đình

     Theo sự điều tra của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF thì tình trạng bị nhiễm độc thạnh tín Asen ở Việt Nam có nguy cơ mắc phải cực kì lớn. Nguyên nhân là do Asen có trang các nguồn giếng khoan, giếng khơi khác nhau và nồng độ cũng khác nhau.

     Trong một công bố mới nhất của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, trong số 11500 thu được ở 11 tỉnh thành có đến hơn 40% trong số đó bị nhiễm Asen. Vào tháng 5 năm 2009, một vị khách ở ngoại thành Hà Nội cụ thể là ở Quán Gánh, đã đem nước ăn lấy từ giếng khoan ở khu vực của mình sinh sống đến công ty máy lọc nước đề nhờ xét nghiệm. Khi phân tích xong, họ đưa ra kết quả nồng độ Asen trong mẫu nước và nó đạt mức 0,3mg/l.

     Những con số trên đã phần nào cho thấy được sự nguy hiểm của vấn đề nước bị nhiễm Asen và chúng ta cần hiểu rõ hơn về vấn đề đó và có những biện pháp để kịp thời xử lý.

Asen bắt nguồn từ đâu?

     Asen được bắt nguồn và sinh ra từ đất, đá nhưng không phải nơi nào cũng có sẵn hợp chất này. Vậy nguồn nước ô nhiễm này bắt đầu từ đâu ra? Đây chắc chắn là một câu hỏi mà mọi người đều tò mò muốn có câu trả lời.

     Theo các nhà nghiên cứu, nguồn nước bị nhiễm Asen có nguồn gốc nguy hại từ chính con người. Con người gây ra thuốc trừ sâu, chất phụ gia, thuốc phun hoa quả, và các chất phụ gia có trong dược phẩm……

     Ở thời kỳ chiến tranh trước đây, rất nhiều chất độc hại đã được thả xuống lãnh thổ của Việt Nam chúng ta, vì vậy có rất nhiều nơi có nguy cơ nhiễm Asen cực kì cao. Trong khi đó ở nông thôn, nước dùng sinh hoạt hằng ngày của người dân chủ yếu là nước giếng khoan. Vì vậy họ có nguy cơ nhiễm Asen rất cao.

     Năm 2002, Bộ Y Tế công bố rằng tiêu chuẩn của một nguồn nước sạch sẽ bao gồm hàm lượng Asen dưới mức 0,01mg/l. Những nơi bị nhiễm bệnh cực kì nghiêm trọng đó chính là Hà Nam, Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương và Thái Bình... Còn ở các đồng bằng sông Cửu Long, An Giang và ĐÒng Tháp, Tây nguyên như Lâm Đồng phát hiện có rất nhiều giếng khoan có nồng độ Asen cực kì cao.

Nguy hiểm của nguồn nước chứa Asen

     Asen có rất nhiều cách để có thể xâm nhập vào cơ thể con người như đường không khí, đường nước uống và cả tích tụ trong não, các mô gia, tóc, răng, xương, móng tay, ruột non gây ra rối loạn và nhiễm độc cấp tính cao.

Rối loạn sắc tố da do Asen gây ra

Rối loạn sắc tố da do Asen gây ra

     Asen xâm nhập vào các đường nước uống có thể nói là nguy hiểm nhất vì ở việc này lặp đi lặp lại hàng ngày hàng giờ qua đường tiêu hóa và vào trong cơ thể tích tụ và gây ra các bệnh cực kì nguy hiểm.

     Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì, Asen có thê gây ra hơn 19 loại bệnh độc hại khác nhau. Với liều lượng cực kì nhỏ khi bạn bị nhiễm độc,  nhưng với thời gian tích tụ dài lên đến từ 5 – 10 năm, nó sẽ gây các hiện tượng khó chịu cho bạn như buồn nôn, chóng mặt, bạch cầu và hồng cầu có nguy cơ giảm mạnh trong cơ thể.

     Những bệnh phổ biến nhất do nguồn nước bị nhiễm Asen gây ra đó chính là ung thư da và ung thư phổi. Các hội chứng phổ biến như là xạm da hay thậm chí là nguy hiểm như sừng hóa bẩm sinh gan bàn chân. Kinh khủng hơn, nó sẽ làm thay đổi sắc tố da của bạn gây ngứa lòng bàn chân, phát ban, mọc vẩy và sừng cứng cuối cùng dẫn đến hoại tử.

     Triệu chứng của những người uống nước bị nhiễm thạch tín Asen lâu ngày sẽ xuất hiện các đốm sẫm màu trên cơ thể, đầu, mình, tứ chi, ở lưỡi sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng sạm và mất sắc tố và còn kinh khủng hơn là mọc vẩy sừng.

Tham khảo: vov.vn

Asen – độc tố giết người chúng ta thường gặp trong cuộc sống

     Asen là một hợp chất cực kì độc hại, độc hơn gấp 4 lần thủy ngân. Nguyên tố của Asen và các hợp chất khác của Asen cũng được cơ quan chuyên về nghiên cứu ung thư trên thế giới và liên minh Châu Âu EU công bố đây là một trong những chất gây ung thư nguy hiểm nhất – thuộc nhóm 1.

     Vào ngày 2 tháng 7, dư luận tại Hà Nội đã được một phen xôn xao khi Trạm cấp nước Mỹ Đình 2 đã bị thứ trường Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long đề nghị thành phố Hà Nội đình chỉ hoạt động khi ở đây bị phát hiện vi phạt nồng độ Asen trong nước gấp 4 lần quy định cho phép của Bộ Y Tế. Dù hiện tại công suất của trạm đạt khỏi hơn 1000 mét khối/ngày đêm và đang là nguồn cấp nước chính cho khoảng 1.290 hộ để tiêu thụ bao gồm các cơ quan và trường học.

     Vậy câu hỏi được đặt ra là: Asen từ đâu mà có? Và làm sao để tất cả mọi người dân đang sinh sống ở Việt Nam biết được rằng nơi khu vực họ đang sinh sống liệu có bị nhiễm Asen hay không? Và nếu có thì đâu là cách tốt nhất để hạn chế nguồn nước ô nhiễm này? Chúng ta hãy cùng xem Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Huy Nga, cục trưởng cục quản lý môi trường y tế tại Bộ Y tế nêu quan điểm về vấn đề này nhé.

     PV: Xin Chào ông Nguyễn Huy Nga, xin ông cho biết, Asen là chất gì?

     PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Asen hay còn được gọi là thạch tín, là một á kim có màu, xám bạc hoặc trắng và giòn. Asen nóng chảy ở 817 độ C (36atm) tỷ trọng là 5,73 và thăng hoa ở mức 715 độ C. Dù ở dạng hợp chất Asen rất độc nhưng khi ở dạng nguyên chất, Asen là vô hại. Chất Asen này luôn luôn biến đổi do oxi hóa. Asen ở hợp chất vô cơ thường có hóa trị III hoặc V.

Cục trưởng bảo vệ môi trường, Bộ y tế - Nguyễn Huy Nga

Cục trưởng bảo vệ môi trường, Bộ y tế - Nguyễn Huy Nga đưa ra ý kiến về Asen

     Ở trong tự nhiên, Asen là một thành phần thường thấy của lớp trầm tích trên lớp vỏ trái đất vì vậy nó thường xuyên có mặt ở các tầng nước ngầm tuy vậy hàm lượng rất thấp chỉ khoảng vài μg/l. Nhưng ở một số nơi trên thế giới, mạch nước ngầm có lượng Asen cực kì cao do các thành phần hóa học và cấu trúc phân bổ địa hình có lợi cho việc hòa tan Asen từ đất.

     Những nơi thường có lượng Asen hòa tan trong nước cao như những chỗ xảy ra lũ lụt hẳng năm, các lớp bồi tích trẻ thiếu oxi, đồng bằng châu thổ thấp trũng hoặc dòng chảy thủy văn chậm tạo thuận lợi cho việc giải phóng Asen ra từ đất ra nước.

     Hiện nay không chỉ riêng Việt Nam, Ô nhiễm trong nước ngầm ( dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu ) cũng đã lây lan khá nhiều trên thế giới trên các nước như Chile, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Bangladesh….

     PV: Thưa ông: Nhiễm độc Asen ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?

     PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Asen xâm nhập vào cơ thể người qua 3 đường chính: hô hấp, da và tiêu hóa. Asen có tác động cực kì xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh của con người. Nếu bạn nhiễm độc từ Asen từ từ và mỗi ngày một ít, bạn có thể bị mắc các chứng bệnh như buồn nôn, rụng tóc, giảm trí nhớ, sút cân và nguy hiểm nhất chính là bệnh ung thư. Bên cạnh đó nó cũng làm thay đổi hệ thống cân bằng enzym, làm nguy hại đến sức khỏe của trẻ em và phụ nữ lớn tuổi.

     Vốn dĩ mọi người ai cũng biết về tác hại của Asen đối với cơ thể người. Tuy vậy mọi người chỉ nghĩ nếu tiếp xúc trực tiếp với Asen một lượng lớn mới bị, đó là quan niệm rất sai lầm. Một khi Asen đã thâm nhập vào cơ thể người một lượng ít nhưng với tần suất nhiều lần và lặp đi lặp lại mỗi ngày, không ai có thể tưởng tượng được rằng nó sẽ gây ra một số tác hại cực kì khôn lường như: gây hoại tử tay chân, sừng hóa gan bàn tay, bàn chân, xuất hiện các vết lở loét lớn và thậm chí nguy hiểm hơn là bệnh tiểu đường và ung thư gan.

     PV: Đâu là biểu hiện của người nhiễm Asen thưa ông?

     PGS.TS. Nguyễn Huy Nga: Người bị nhiễm Asen thường có các biểu hiện như: táo bón, tiêu chảy, ngứa, nổi ban, viêm lợi, tổn thương viêm mạc, viêm họng viêm lợi, viêm đường hô hấp và viêm màng kết hợp. Về thần kinh sẽ có những triệu chứng như: cảm giác nóng da, bỏng da, tê buốt, viêm dây thần kinh. Tổn thương nặng về da như: biến đổi sắc tố da, rụng tóc, tróc da đầu, rụng tóc, ung thư bàng quang.

     Sau khi ăn uống, nếu vô tình đụng đến một lượng lớn Asen với nồng độ từ 0,3 -  30mg lúc đó nó sẽ xảy ra một hiện tượng nhiễm độc cấp nghiêm trọng, trong vòng 30 – 60 phút nếu không được cấp cứu bệnh nhân sẽ tử vong ngay tức khắc.

     Ngộ độc cấp tính thạch tín Asen thường phát bằng cảm giác thấy vị kim loại hoặc vị tỏi trong miệng, môi bị bỏng rát và cổ họng khó chịu không thể nuốt được. Triệu chứng cuối cùng có thể xảy ra đó là nôn mửa và cuối cùng là dẫn đến xuất huyết nặng. Sau khi xảy ra một loạt hiện tượng trên, chất độc Asen bắt đầu làm ngừng hoạt động của nhiều cơ quan nội tạng, rối loạn melanin, viêm dây thần kinh và tệ hơn là tan máu.

     Khi hấp thu Asen vào trong những bộ phận quan trọng như thận, gan, tim, da, xương, lông, tóc, não và tích lũy một phần ở tổ chức này. Trong số 75% lượng Asen hấp thu được sẽ được phân chia ra dạng Acid dimetylarsinic 65% và Acid metylarsonic 20%.

     PV: Làm thế nào để người dân phân biệt giữa nước nhiễm Asen và nước chất lượng, thưa ông?

     PGS.TS. Nguyễn Huy Nga: Vì Asen không gây mùi khó chịu khi bị hòa tan trong nước nên dù có một lượng lớn Asen cũng không thể nào phân biệt được bằng cảm quan hoặc mắt thường. Vì vậy nếu muốn nhận biết Asen chỉ có thể nhận biết bằng qua xét nghiệm bằng các thiết bị hiện đại.

     PV: Vậy có biện pháp nào để khắc phục và khống chế hiệu quả được lượng Asen trong nước sinh hoạt hằng ngày?

     PGS.TS. Nguyễn Huy Nga: Về lâu dài, khi chính phủ thông qua về các chương trình mục tiêu quốc gia như: Nước sạch về vệ sinh môi trường nông thông, nông thôn mới... tiếp tục phát triển mạnh thêm các trạm cấp nước và lọc nước sạch theo hình thức toàn quốc xã hội để thay thế nước giếng khoan tại các hộ gia đình ở nông thôn có nguy cơ bị nhiễm Asen.

     Trường hợp nếu không có nguồn nước sạch để cấp cho các xã hoặc nông thôn vùng sâu vùng xa thì các hộ gia đình này có thể sử dụng mô hình bể lọc cát có bổ sung đinh sắt lọc Asen ở nguồn nước thay thế khác như là nước mưa.

     Một số giải pháp kĩ thuật có thể làm giảm thiểu Asen trong nước sinh hoạt hẳng ngày dựa trên khả năng tạo thành hợp chất ít tan của Asen V như FeAsO4; Mn(AsO4)2; AlAsO4. Và dưới đây là các phương pháp cực kì phổ biến được áp dụng trên toàn thế giới.

     Phương pháp đồng kết tủa, phương pháp này giúp hấp thụ Asen bằng sắt Hydroxit, xử lý Asen ở trong nước bằng oxit sắt phủ lên trên các vật liệu và cả các cấu trúc hat; Xử lý Asen bằng rỉ sắt kim loại, bằng nhôm hoạt động, bằng FePO4, bằng các vật liệu từ Manga, sử dụng dương xỉ để loại bỏ Asen trong nước..v.v….